Bulong Neo-Móng Mạ Kẽm Và Những Điều Nên Biết

Bulong Neo-Móng Mạ Kẽm Và Những Điều Nên Biết

Bulong neo-móng mạ kẽm hay nhúng nóng có nhiều cách để đánh giá và phân loại chất lượng và độ bền của bulong người ta sẽ chia nhiều cách để xác định.

 Phân loại bulong, các phương pháp phân loại bu long:

1. Phân loại bulong theo phương pháp chế tạo và độ chính xác: được chia làm 3 loại: thô, nửa tinh và tinh

- bulong thô được chế tạo từ thép tròn, đầu BL được dập nguội hoặc dập nóng hoặc rèn; ren được tiện hoặc cán lăn. Loại này kém chính xác nên chỉ dược phép dùng trong các mối liên kết không quan trọng hoặc trong các kết cấu bằng gỗ.

Bulong nửa tinh cũng được chế tạo như bulông thô. Ngoài ra, các mặt tựa của đầu bulông và các mặt mút được gia công thêm nhằm loại bỏ bavia …

Bulong tinh được chế tạo từ thép sáu cạnh, tất cả các phần đèu phải được gia công cơ khí. Có hai loại bulông tinh: loại thường lắp vào lỗ có khe hở và loại lắp vào lỗ không có khe hở, loại thứ hai có đường kính phần ren nhỏ hơn đường kính phần không ren.

Trong thực tế, ngoài ba loại bu lông nêu trên còn tồn tại một loại bulông siêu tinh, loại này có yêu cầu rất khắt khe về độ chính xác gia công và chúng được sử dụng trong các mối ghép đặc biệt, có dung sai lắp ghép rất nhỏ.

2. Phân loại bulong theo vật liệu chế tạo :

Thành phần hoá học, cơ lý tính, khả năng nhiệt luyện là căn cứ dể chọn vật liệu chế tạo bulông và chúng được trình bày cụ thể trong các tiêu chuẩn về mác thép theo quy định riêng của mỗi bước. Theo đó, có thể phân loại như sau :

- Bulong được chế tạo bằng thép cacbon, thép hợp kim

- Bu lông được chế tạo bằng thép không gỉ

- Bu lông dược chế tạo bằng các kim loại và hợp kim màu

Cách phân loại này có liên quan trực tiếp đến cơ tính và điều kiện sử dụng của bu lông. Căn cứ theo cách chọn vật liệu và phương pháp gia công có thể thấy các bu lông loại này bao gồm hai nhóm chính :

Nhóm bu lông phải qua xử lí nhiệt: chủ yếu là các bulông cường độ cao, cấp bền 8.8 trở lên. Vật kiệu chế tạo có thể có cơ tính thấp hơn yêu cầu của cấp bền tương ứng nhưng sau khi nhiệt luyện cấp bền của sản phẩm đáp ứng được yyêu cầu .

Nhóm bu lông không qua xử lý nhiệt: Chủ yếu là các bulông thường hoặc các bulông có cường độ thấp (4.6, 4.8, 5.6, 5.8, 6.6 ..). Vật liệu được chọn để chế tạo phải có cơ tính đảm bảo yêu cầu của cấp bền tương ứng.

3. Phân loại bulong theo chức năng

Căn cứ theo mục đích sử dụng các chi tiết lắp xiết được phân chia thành hai loại chính: bu lông liên kết (Connection bolt) và bu lông kết cấu (Structure bolt). Cách phân loại này liên quan trực tiếp đến hình dạng, kích thước của bu lông .

Bu lông liên kết (Connection bolt):

Chức năng chính của loại bu lông này là ghép nối các chi tiết vào nhau trong đó lực chịu tải chính là lực dọc trục, khả năng chịu cắt không có vai trò quyết định. Được sử dụng để liên kết các chi tiết cố định trong máy móc hoặc các kết cấu tĩnh, ít có khả năng chịu tải trọng động.

Bu lông kết cấu (Structure bolt):

Chức năng chính của loại bu lông này là ghép nối các chi tiết, bộ phận kết cấu với nhau trong đó khả năng chịu kéo (tải trọng dọc trục) và khả năng chịu cắt giữ vai trò ngang nhau. Được sử dụng để liên kết các chi tiết hoặc bộ phận kết cấu như dầm, khung cầu … thường xuyân phải chịu tải trọng động .

Loại này bao gồm các nhóm :

Bu lông chịu cắt (Shear bolt)

Bu lông cho các mối ghép ma sát chặt (Friction grip jonts)

4. Phân loại theo lĩnh vực sử dụng

Căn cứ vào các lĩnh vực sử dụng, các sản phẩm lắp xiếp có thể được chia làm các loại như sau :

- Bu lông, ốc vít cho các công trình cầu (cầu sắt, cầu bê tông …)

- Bu lông, ốc vít cho các công trình nhà, kết cấu không gian …

- bu lông, ốc vít cho các công trình đường sắt

- Bu lông cho các công trình tàu biển, giàn khoan, dầu khí …

- Bu lông cho ôtô và xe máy

- Bu lông lắp ráp cho máy móc thiết bị cơ khí …

kết cấu bulong, ốc vít cho các công trình cầu 

5. Phân loại theo hình thức bảo vệ chống ăn mòn:

Căn cứ vào các hình thức mạ phủ bảo vệ có thể phân loại ra các hình thức như sau :

Bulong đen mộc (hàng nhờ): Plain (PL) hàng sản xuất ra nguyên bản như vật liệu thép ban đầu

Bulong nhuộm đen: Black Oxide (BO), sau khi sản xuất được nhuộm đen nhờ một lớp oxi hoá trên bề mặt bulông .

Bu lông ốc vít mạ điện phân: mạ kẽm ( Zn )

+ Màu trắng

+ Màu vàng

+ Màu xanh

+ Màu cầu vồng

+ Màu kẽm mờ

Bu lông ốc vít mạ kẽm nhúng nóng: chiều dày lớp mạ ³ 50 mm, với ngành điện chiều dày tối thiểu là 55 mm

Bài liên quan

Top