CÁCH PHÂN BIỆT CẤP BỀN CỦA BULONG

CÁCH PHÂN BIỆT CẤP BỀN CỦA BULONG

Bulong được phát minh và sử dụng từ rất lâu với đa dạng chủng loại và được mã hóa với thuật ngữ về cấp bền của bu lông là khả năng chịu kéo và chịu cắt của bulong trong các mối nối và liên kết được gắn bởi các bulong, chúng ta sẽ cùng tiềm hiểu sau bài này.

Bulong được chia làm nhiều độ bền khác nhau tùy theo nhu cầu sử dụng và yêu cầu của công trình mà người ta sẽ sử dụng các loại bulong với độ bền khác nhau dựa trên hệ inch và hệ mét.Để dễ dàng phân biệt được cấp bền bulong người ta đánh số cho bulong bằng 2 hoặc 3 ký tự số latin và một dấu chấm trên con bulong neo hoặc bulong móng, bulong liên kết

1.Phân biệt cấp của bù lông theo hệ inch:

Cấp bền của bulong hệ inch được đánh dấu bằng các cạch thẳng trên đầu bulong.

Số vạch sẽ cho ta biết con bulong thuộc cấp nào với độ bền kéo và giới hạn chảy tương ứng. Bulong hệ inch có 17 cấp nhưng thường chỉ sử dụng 3 cấp phổ biến là 2,5 và 8. Các cấp khác có thể gặp trong các ứng dụng đặc biệt như nghành hàng không.

2.Phân biệt cấp của bulong theo hệ mét:

Cấp của bulong gồm 2 chữ số và 1 dấu chấm được ghi trên đỉnh của bulong, ví dụ 8.8 cho ta biết số trước dấu chấm thể hiện 1/10 độ bền kéo tối thiểu của con bulong. Số còn lại cho biết 1/10 giá trị của tỷ lệ giữa giới hạn chảy và độ bền kéo tối thiểu.Các cấp được sử dụng chủ yếu là 8.8, 10.9, 12.9 và các bulong cường độ cao.

3.Thuật ngữ cấu tạo ren:

Bulong (boulon, bu lông) là một sản phẩm cơ khí, có hình dạng thanh trụ tròn, tiện ren, được thiết kế để sử dụng kết hợp với đai ốc (ecrou), có thể tháo lắp hay hiệu chỉnh khi cần thiết.

- Trục: Thể hiện bằng đường tâm.

- Mép vát: Được tạo ra ở đầu ren, cho phép lắp các chi tiết một cách dễ dàng.

- Ren ngoài: Là ren được hình thành ở mặt ngoài của trục hình trụ hoặc nón.

- Ren trong: Là ren được hình thành ở mặt trong của lỗ trụ hoặc lỗ côn.

- Bước xoắn (L): Là khoảng cách di chuyển của trục ren khi nó quay được một vòng 360 độ

- Đường kính ngoài (d): Là đường kính của mặt trụ đi qua đỉnh ren của ren ngoài hay qua đáy của ren trong.

- Đường kính trong (d1): Là đường kính của mặt trụ đi qua đáy ren của ren ngoài hoặc đi qua đỉnh ren của ren trong.

- Đường kính trung bình (d2): Là trung bình cộng của đường kính trong và đường kính ngoài.

- Bước ren (P): Là khoảng cách theo trục giữa hai điểm tương ứng của hai ren kề nhau.

- Chân ren (hay đáy ren): Là đường cắt sâu nhất vào chi tiết khi tạo ren.

- Đỉnh ren: Là đường thuộc mặt ren có khoảng cách lớn nhất tới chân ren.

- Chiều cao ren: Là khoảng cách giữa đường đỉnh ren và đường chân ren.

- Mặt ren: Mặt nối đỉnh ren và chân ren được hình thành khi tạo ren.

- Dạng ren: Profin hoặc là dạng mặt cắt ren, khi mặt phẳng cắt chứa trục ren.

- Loại ren: Tương ứng với số ren trên một inch ứng với đường kính cho trước.

- Ren phải và ren trái:

+ Ren phải: vặn theo chiều kim đồng hồ khi lắp, khi tháo cần vặn ngược chiều kim đồng hồ.

+ Ren trái: khi lắp cần vặn ngược chiều kim đồng hồ. Ren trái được dùng trong mối ghép có chuyển động tạo ra sự nới lỏng đối với ren phải.

+ Nếu không ký hiệu gì hiểu đó là ren phải, nếu là ren trái ghi ký hiệu LH.

Bài liên quan

Top