Bulong Neo S Được Sử Dụng Trong Xây Dựng Và Liên Kết Dầm Ngang

Bulong Neo S Được Sử Dụng Trong Xây Dựng Và Liên Kết Dầm Ngang

Với việc đổ bê tông xây dựng dầm ngang hay vách cứng vào cột bê tông cốt thép thì dòng bulong neo S thể hiện rõ ưu thế trong thi công và hiệu quả kinh tế, chất lượng công trình cũng vượt trội hơn so với không dùng khi làm theo phương pháp truyền thống.

bulong neo bẻ
 

Phụ kiện bu lông neo S được thiết kế có cấu tạo gồm một đầu được tạo ren liên kết và một đầu được tạo lỗ có gắn thép neo. Phần thép neo có tác dụng làm tăng khả năng chịu lực và khả năng bám dính của bu lông trong bê tông. Sau khi xác định vị trí nối thép, phụ kiện được cấy sẵn vào ván khuôn trước khi đổ bê tông. Khi bê tông ninh kết và tháo rời ván khuôn, mặt tạo ren sẽ lộ ra để nối cốt thép. Cách thực hiện này giúp rút ngắn thời gian thi công và tiết kiệm chi phí vì không tốn thép chờ.

An toàn trong quá trình thi công xây dựng luôn là mối quan tâm hàng đầu của hầu hết chủ đầu tư và nhà thầu. Mặc dù, các nhà thi công đã cố gắng nâng cao sự an toàn cho người lao động trong quá trình thi công; tuy nhiên, những vụ tai nạn đáng tiếc vẫn thường xuyên xảy ra. Trong đó, những vụ tai nạn sập dầm cầu do trượt/ gãy thanh chống tạm gây tổn thất nặng về chi phí và tính mạng của công nhân tham gia thi công (các thanh chống này được làm tạm bằng tre, gỗ,…). Nhận thấy những rủi ro trong cách thi công hiện tại nên việc sử dụng bulong neo s giúp kết nối các thanh dầm ngang với nhau tạo thành một hệ dầm an toàn và chắc chắn.

bulong móng bẻ

 

Đối với cách thi công truyền thống, các thanh dầm dọc sau khi được lao lắp sẽ đặt lên mố trụ cầu và được cố định tạm bằng thanh chống gỗ/tre/sắt,… để chờ thi công dầm ngang. Các thanh chống này được làm thủ công và dùng để chống tạm từng dầm riêng lẻ, không tạo ra sự liên kết an toàn cho cả hệ dầm. Vì vậy, trong thời gian chờ thi công dầm ngang, nếu có ngoại lực bất kỳ tác động làm thanh chống dịch chuyển gây ngã thanh dầm. Một thanh dầm bất kỳ ngã sẽ tác động lên thanh dầm kế tiếp theo hiệu ứng domino dẫn đến sập cả hệ dầm. Đây cũng là nguyên nhân gây sập 3 dầm ngang của cầu Pháp Vân. Khi có sự cố xảy ra, sẽ gây thiệt hại lớn về người, chi phí và gián đoạn quá trình thi công vì liên quan đến pháp lý.

 

Nếu sử dụng bu lông neo S, sẽ có thể loại bỏ hoàn toàn các rủi ro tiềm ẩn nêu trên. Bu lông neo S được thiết kế có tạo ren liên kết một đầu và đặt chìm vào khối cấu kiện dầm trước khi đổ bê tông. Sau khi bê tông ninh kết và tháo rời cốt pha, một đầu ren sẽ được lộ ra; cho phép liên kết với các dầm ngang khác thông qua một bu lông neo S thứ ba, tạo nên một hệ dầm liên tục và kiên cố. Sử dụng bu lông neo S thay thế hoàn toàn các thanh chống tạm bợ, mang lại sự an toàn cao và tiết kiệm thời gian thực hiện. Cũng dựa vào bu lông neo S thao tác nâng cẩu cấu kiện trở nên đơn giản hơn nhờ vào sự liên kết của bulong neo S.

thông số kỹ thuật bulong

Ngoài ra còn có các loại bulong bẻ khác như bẻ la, L, V, J, U... theo yêu cầu hoặc bản vẽ khách hàng.

bulong bẻ la, L...

Bài liên quan

Top